Tập 50: Học Trò Dở Nhất Của Tôi

BẤM NÚT PLAY BÊN DƯỚI, và đợi 5s ĐỂ NGHE

NẾU KHÔNG NGHE ĐƯỢC, THÌ NGHE QUA LINK BÊN DƯỚI: 

Nghe ĐẦY ĐỦ các tập khác tại đây:

HỌC TRÒ DỞ NHẤT CỦA TÔI

Nghe có vẻ hơi kì quái nếu tự nhiên lại đi nói về người học trò dở nhất.

Nhưng chẳng sao, sẽ chẳng ai biết đó là ai vì tôi sẽ không dại gì mà chỉ đích danh.

Nó sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống cá nhân của cậu học trò này.

Chuyện là thế này.

Tôi có một học trò, vì hơn cả tuổi tôi nên tôi sẽ gọi là anh ấy cho mọi người dễ hiểu.

Thật kì lạ khi đây là lần đầu tiên tôi có một học trò mà tôi rất tỉ mỉ dạy từng li từng tí mà kết quả là anh ấy vẫn chẳng hiểu gì.

Tôi vẫn kiên trì dạy, hết quay video gửi cho, rồi TeamViewer mà vẫn không hiểu.

Thành ra tôi mới bực mình mà dạy hoài, dạy hoài không chịu hiểu, kể cả những thứ căn bản nhất.

Bực đến nỗi mà tôi có một cái suy nghĩ trong đầu là:

Sao cái anh này lại Ngu thế

Thực sự xin lỗi các bạn khi phải viết ra cái từ này.

Nhưng thực sự với trường hợp của anh này, trong đầu tôi đã nghĩ đến nó.

Tôi mới bỏ thời gian ra để tìm hiểu anh này là ai, là người như thế nào mà lại dạy hoài không hiểu.

Nhưng tôi bất ngờ khi học vị anh ấy là thạc sĩ, và anh này lại còn có cả một công ty riêng.

Tôi mới nghĩ lại ngay trong đầu, ông này không ngu được.

Không thể nào ngu được.

Nhưng tại sao?

Tai sao tôi dạy mãi không hiểu mặc dù đó là những thứ căn bản?

Cho đến một ngày, tôi đọc được câu chuyện này:

Với nội dung thái độ quan trọng hơn trình độ của mỗi người.

Tôi nghĩ, khi đọc xong câu chuyện này, các bạn sẽ hiểu ra phần nào điều tôi muốn nói.

Tôi xin phép copy nguyên văn câu chuyện.

Câu chuyện: Chén nước thiền cơ

Một hôm, có chàng cử nhân tìm đến Nam Ẩn thiền sư để vấn thiền. Hai bên sau khi ngồi xuống, Nam Ẩn thiền sư không nói một lời nào, chỉ mải miết mời khách uống trà.

Nam Ẩn thiền sư lấy ấm trà rót cho chàng cử nhân một chén, nước trà tuôn chảy, chẳng mấy chốc đã rót đầy mà thiền sư vẫn coi như không hề biết, cứ tiếp tục rót làm nước trà tràn đầy ra bàn.

Chàng cử nhân nhìn thấy cảnh tượng như vậy, không rõ vị thiền sư định làm điều gì, vội vàng kêu lên: “Đại sư, trà đã đầy tràn ra ngoài hết rồi, xin đừng rót nữa!”

Nghe thấy vậy, Nam Ẩn thiền sư liền ngừng tay, đặt ấm trà xuống bàn, nhìn anh ta và nói: “ Đầu óc của cậu giờ cũng giống như chiếc chén này, bên trong đầy ắp những sự suy nghĩ và tạp niệm của cậu. Cậu không đổ hết những thứ trong chén này thì bảo tôi giảng về thiền với cậu như thế nào được?”

Các bạn có thấy có cái điều gì đó quen quen giống người học trò dở nhất của tôi không?

Tôi thì thấy giống y chang luôn.

Anh ấy là thạc sĩ, là giảng viên đại học, là chủ của một công ty riêng.

Cả cuộc đời của anh ấy đến bây giờ chỉ toàn là đi dạy cho người khác.

Ít khi mà anh ấy là học trò.

Mà anh ấy lại còn nhiều tuổi hơn cả tôi, nên khi mà tôi hướng dẫn, anh không chấp nhận mình là cái người học trò đang đi học.

Tôi thì không dạy riêng bao giờ cả, ngay từ đầu tôi đã không nhận dạy.

Anh một mực muốn học, rất muốn học.

Nhưng anh ấy nài nỉ quá, vì công ty của anh ấy đang gặp vấn đề.

Nên tôi đã chấp nhận, nhưng anh ấy quá giỏi, nên là không muốn tiếp nhận thêm kiến thức từ ai, anh ấy chưa bao giờ muốn học và chấp nhận mình là học trò của ai.

Vì thế nên mới xảy ra cái chuyện mà học hoài không hiểu, và chấm dứt từ đây.

Khi mà học trò chưa sẵn sàng học thì không một ông thầy nào có thể xuất hiện được.

Rõ ràng nhưng cái lỗi mà anh ấy gặp, tôi là người trực tiếp hướng dẫn anh ấy sửa.

Tôi đã bỏ nhiều thời gian và công sức để hướng dẫn một cách chi tiết và tỉ mỉ cho anh ấy hiểu.

Đó là những cái lỗi tôi phải nói là vô cùng dễ, những cái căn bản.

Nhưng anh ấy không thèm học, không tiếp thu.

Hoặc cũng có thể anh ấy kì vọng tôi sẽ chỉ cho anh ấy theo cách mà anh ấy muốn chứ không phải những gì tôi nghĩ sẽ tốt cho anh ấy.

Anh ấy như cái chén trà, đã đầy quá rồi, tự cao quá rồi thì tôi có rót thêm kiến thức đến đâu thì cũng đâu chứa thêm được nữa.

Qua đây thì tôi nhận thấy một bài học lớn.

Vì qua câu chuyện tôi đọc được và qua cái anh học trò dở nhất của tôi.

Tôi có cơ hội nhìn lại chính mình.

Không phải với vai trò của một người dạy, mà nhìn lại mình với vai trò của một người học trò.

Bởi vì tối đã cũng có lúc rất tự cao về chính mình, về kiến thức của mình.

Từ cái biến cố đó, tôi mới ngẫm ra một điều, rằng mình càng tự cao, càng tự tin về bản thân thì mình cũng chẳng khác gì cái chén trà đã rót đầy, không thể chứa thêm nữa.

Nhưng trên đời thì vô vàn thứ hay ho mà ta chưa được biết, nếu mà không đổ đi bớt thì lấy chỗ đâu mà chứa những cái thứ hay ho nữa.

Từ đó, khi mà tôi gặp bất kì người nào mà họ ở trong những cái lĩnh vực mà tôi không rành thì tôi chỉ ngồi im nghe thôi, tôi chỉ hỏi và nghe thôi chứ không dám ho he cái gì cả.

Bởi mình đâu có biết gì trong cái lĩnh vực đó đâu mà nói, cứ để cho họ nói thì mình còn có thể tiếp thu thêm.

Tôi cũng hy vọng sau bài viết này của tôi có chút gì đó hữu ích đọng lại cho các bạn.

Thái độ quan trọng hơn trình độ.

Khi mà mình đã hoàn hảo rồi thì làm gì còn ai muốn chỉ cho mình nữa, nên hãy đổ vơi chén nước đi, kìm hãm cái tự cao của mình lại, học hỏi những thứ hay ho từ người khác thì con đường trở nên hoàn hảo sẽ ngắn dần lại được.

Mãi yêu!

24 Comments

  1. ngoc
    08/03/2020
    • Admin
      13/03/2020
  2. Em tên Tùng
    16/07/2019
    • Admin
      18/07/2019
  3. Hồ Huy
    18/06/2019
  4. Như
    14/05/2019
  5. Dung
    24/04/2019
    • Admin
      26/04/2019
  6. Trần Thanh Tú
    08/04/2019
    • Admin
      10/04/2019
  7. Thanh Binh
    02/04/2019
  8. Nguyễn Văn Hiệp
    23/11/2018
  9. Lan Phương
    03/11/2018
  10. Minh
    02/11/2018
    • Admin
      03/11/2018
  11. Diệu Mỹ
    29/10/2018
    • Admin
      30/10/2018
  12. TuHaPu
    29/10/2018
  13. Trần Thị Liễu
    29/10/2018
    • Admin
      30/10/2018
      • Trần Thị Liễu
        31/10/2018
  14. Trần Văn Ân
    29/10/2018

Leave a Reply